TIN CHUYÊN NGÀNH

Cách âm thanh hoạt động trong không gian phòng kín

Trong đời sống hàng ngày, Âm Thanh là một trong những từ mà chúng ta tiếp xúc và nhắc đến thường xuyên nhất. Có thể hiểu chính xác và đơn giản rằng, khi một vật thể rung động, nó khiến các phần tử không khí (hay phần tử của chất rắn hoặc chất lỏng) ở xung quanh rung động theo tạo thành một chuỗi rung động được gọi là sóng và làn sóng này không ngừng lan rộng ra xung quanh vật thể. Vậy những sóng lan truyền mà tai có thể nghe được được gọi là Sóng Âm.

Đối với tai người, Ngưỡng Nghe được được xác định bằng Mức Áp Suất Âm 0 dB (decibel/đề-xi-ben), ở ngưỡng giao tiếp thông thường giữa hai người áp suất âm là 70 dB, ngưỡng giới hạn tối đa mà tai người có thể nghe được là 120 dB gọi là Ngưỡng Chói. Ở ngưỡng này, sóng âm sẽ gây ra cảm giác đau nhức tai không chịu được. Còn khi âm thanh tác động đến tai ở mức áp suất âm 140 dB trở lên sẽ gây ra những tổn hại vĩnh viễn cho khả năng nghe của đôi tai.

Sau đây, mời các bạn cùng AV Acoustic thảo luận âm thanh trong môi trường phổ biến nhất của loài người đó là “Cách âm thanh hoạt động trong không gian phòng kín”. Âm thanh lan truyền trong không gian phòng kín không chỉ tuân thủ quy luật của âm thanh lan truyền trong không gian bên ngoài, mà còn làm xuất hiện các âm phản xạ gây ra bởi các bề mặt giới hạn của phòng như trần, sàn và tường. Để hiểu rõ hơn về âm phản xạ trong phòng, như chúng ta đã biết âm thanh truyền đi trong không khí với vận tốc làm tròn là 340m/s, bên cạnh đó trong phòng kín âm thanh truyền qua lại giữa các mặt giới hạn (âm phản xạ) lên tới 60 lần một giây, nhanh tới mức âm thanh lấp đầy căn phòng gần như ngay lập tức, và khi đó trong căn phòng có tới hàng ngàn sóng âm thanh lan truyền. Các sóng âm thanh này trong quá trình lan truyền của mình hoặc lan truyền độc lập hoặc tương tác với nhau gây ra hiện tượng âm thanh cộng hưởng hoặc triệt tiêu lẫn nhau, từ đó hình thành nên một trường âm trong phòng vô cùng phức tạp. Trường âm này khi ở dạng nguyên thủy, không qua các bước xử lý âm học cơ bản sẽ ảnh hưởng đến tai người dưới hình thức âm vang kéo dài hoặc âm bị tắt quá nhanh, kết quả đều dẫn tới âm nghe không rõ, không chi tiết hoặc ồn ào gây khó chịu.

Hãy thử tưởng tượng tình cảnh của bạn khi chủ tọa một cuộc họp đông người, âm vang từ những tranh luận, phát biểu tự phát trở thành tiếng ồn mất kiểm soát, khiến cuộc họp trở nên hỗn loạn?!; Những lời rủ rỉ bên lề tưởng như bí mật giữa hai nhân viên với nhau trở thành tiếng vo ve của cả bầy ong khiến bạn mất tập trung ra sao?! Hay trong những quán bia, nhà hàng mà bạn yêu thích nhưng đành phải chấp nhận thường xuyên gào vào tai anh bạn đối diện để sẻ chia sự đời?! Ở hướng ngược lại, là những không gian tuyệt bích của phòng nghe nhạc được đầu tư kỹ lưỡng, hay khán phòng hòa nhạc trang trọng được thiết kế tỉ mỉ, nơi mà bạn một cách thư thái tự nhiên chìm vào trạng thái nửa mê nửa tỉnh, mà chúng tôi gọi là trạng thái “nature high/tự phê” để lắng nghe những bài nhạc với hầu như tất cả vẻ đẹp của nó?! Và đó là câu hỏi lớn nhất của ngành âm học?! Làm sao để chúng tôi làm cho âm thanh của phòng bạn đẹp hơn???

Bước đầu tìm đáp án cho câu hỏi trên, AV Acoustic xin mời bạn tham khảo một Youtube video mà chúng tôi thấy rằng vô cùng trực quan, rất ngắn gọn và dễ dàng để nắm bắt nhưng bao quát các khái niệm và vấn đề của Âm thanh và Âm học nhằm giúp bạn hiểu cách âm thanh hoạt động trong không gian phòng kín và hiệu quả mà thiết kế âm học có thể mang lại cho bạn:

* Nhắc nhẹ: Các bạn nhớ bật tính năng phụ đề tiếng Việt có sẵn của Youtube nhé.

-----------

Mọi chi tiết về tư vấn thiết kế nội thất Acoustic - Âm Thanh - Ánh Sáng, HI END, Karaoke, Bar Club, Pub, Phòng Trà, Cafe Acoustic, Hội Trường xin liên hệ AV Việt Nam quý khách hàng có thể liên hệ theo:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ AV VIỆT NAM
Website chính thức: https://avv.vn | https://avbox.vn
Showroom: 6/45 Bùi Huy Bích, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0963.20.8880 / 0946.288.393
Email: infoavv.vn@gmail.com

Liên hệ